Bể phốt là hệ thống quan trọng trong nhiều công trình xây dựng như nhà, công ty, văn phòng hay xí nghiệp.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ bể phốt là gì và cách xây bể phốt đúng tiêu chuẩn kèm theo những lưu ý quan trọng.
Hãy để Xây dựng Kiến Xanh thông tin đến bạn ngay trong bài viết này.
Phần 1: Bể phốt tự hoại đúng tiêu chuẩn là gì?
Bể phốt (hầm cầu) là một nơi chứa chất thải gồm phân, nước tiểu và các nước thải sinh hoạt hàng ngày.
Trong quá trình này, các vi khuẩn kỵ khí sẽ tác động lên chất thải hữu cơ, giúp chúng phân hủy nhanh chóng và chuyển thành dạng lỏng.
Sau đó, qua hệ thống thoát nước hầm cầu, chất thải này sẽ được xả ra bên ngoài.
Bể phốt thường liên kết chủ yếu với bồn cầu, nhưng cũng có thể được kết nối với các vị trí khác như bồn rửa bát, lỗ thoát nước sàn nhà, nhà vệ sinh và nhiều nơi khác.
Theo truyền thống, bể phốt quy mô gia đình thường được đặt ở phía trước sân hoặc vườn để thải nước ra môi trường tự nhiên.
Điều này mang lại sự sạch sẽ và có lợi cho không gian sống.
Tuy nhiên, việc đặt bể phốt này chỉ phù hợp với các gia đình có diện tích rộng.
Trường hợp diện tích hạn chế, một vị trí lý tưởng để đặt bể phốt là dưới chân cầu thang.
Điều này giúp giảm thiểu tiếng ồn và tạo không gian thoải mái cho gia đình.
Phần 2: Hướng dẫn cách xây hầm cầu 2 ngăn, 3 ngăn đúng tiêu chuẩn
Cách xây bể phốt 2 ngăn
Thông thường, bể phốt loại hai ngăn được sử dụng phổ biến cho các công trình tự hoại thuộc quy mô nhỏ như nhà dân hay hộ gia đình.
Đối với cách xây dựng thì việc thi công bể phốt hai ngăn thường sẽ có kỹ thuật khó hơn và cần người thợ có tay nghề chuyên môn.
Một số những gợi ý sau đây có thể sẽ giúp ích trong việc xây bể phốt 2 ngăn.
Nguyên vật liệu cần chuẩn bị:
- Số lượng gạch: 800 viên (loại gạch đặc)
- Số lượng xi măng: 14 bao
- Khối lượng thép 8: cần 30kg
- Số liệu đá dăm 1×2: 0.5m3
- Số lượng cát vàng: 1.3 khối
- Ống nhựa loại PVC
Cách thi công bể phốt hai ngăn được thực hiện dựa trên quy trình gồm các bước sau:
Bước 1: Đào hố – Kích thước của hố đào sẽ được căn cứ vào thiết kế, nhưng nên đào rộng hơn một chút để dễ dàng trong quá trình xây dựng.
Bước 2: Xây dựng phần nền – Trong quá trình xây dựng bể phốt 2 ngăn, việc xây dựng nền là rất quan trọng.
Nền càng chắc chắn, sẽ giúp tránh tình trạng sụt lún và nứt vỡ sau một thời gian sử dụng.
Bước 3: Xây tường ngăn để chia bể phốt – Trong quy trình xây dựng bể phốt 2 ngăn, có thể áp dụng cách xây tường 10 bằng gạch đặc và việc sử dụng vữa trộn theo tiêu chuẩn với tỷ lệ 1 xi và 4 cát.
Khi xây tường, hãy chú ý để tạo lỗ kỹ thuật cho việc đặt đường ống theo bản vẽ thiết kế, tránh việc phải đục tường sau này.
Bước 4: Đổ nắp bể – Nắp bể hầm cầu sẽ được đổ bằng bê tông cốt thép, đảm bảo độ dày của nắp bể không nhỏ hơn 7cm.
Bước 5: Lắp đặt đường ống bể phốt – Trong bước này, chúng ta sẽ tiến hành lắp đặt đường ống cho bể phốt, bao gồm ống xả chất thải vào, ống thông giữa các ngăn, ống thoát nước ra bên ngoài và ống thông hơi.
Bước 6: Tiếp đến là công đoạn kiểm tra, san lấp mặt bằng.
Sau khi thực hiện hoàn tất các bước trên, người thợ cần tiến hành kiểm tra lại các thông số kỹ thuật đã đúng với thiết kế hay chưa.
Trong trường hợp tất cả thông số đã khớp sẽ tiếp tục thi công san các phần đất xung quanh và sau đó dùng nước tưới lên và dồn cát cho đều.
Cách xây bể phốt 3 ngăn
Bể phốt 3 ngăn là một giải pháp thích hợp cho các công trình quy mô nhỏ như gia đình và cũng là lựa chọn lý tưởng cho các tòa nhà đông dân như chung cư.
Dưới đây là hướng dẫn về quy trình xây dựng bể phốt 3 ngăn.
- Nền móng: Đối với công trình có quy mô lớn thì việc tiến hành đổ bê tông cốt thép lên nền móng cần có độ dày ít nhất là 15cm.
- Tường: Người thợ nên ưu tiên xây dựng tường 20 và các vách tường có sự phân chia ranh giới giữa các ngăn có thể xây theo loại tường 10, bởi bế phốt ba ngăn đều được sử dụng phổ biển cho các tòa nhà thuộc dự án đông dân cư.
- Cách chia ngăn của bể phốt: Với ngăn chứa là nơi có diện tích lớn, thường bằng 2/4 tổng của diện tích bể, với ngăn lắng và ngăn lọc đều bằng ¼
- Kích thước bể: Để tính toán kích thước của bể cần phụ thuộc vào số lượng căn hộ nhằm cho ra cách tính hợp lý và tối ưu nhất. Thông thường, đối với kích thước bể phốt của nhà phố cơ bản sẽ có chiều dài là 3m2 và chiều cao là 1.65m
LIÊN HỆ NGAY với Xây dựng Kiến Xanh để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ các dịch vụ và nhận ƯU ĐÃI LỚN ngay hôm nay.
Xây nhà trọn gói | Sửa nhà Trọn gói |
Xây nhà Cấp 4 | Cải tạo nhà Cấp 4 |
Xây dựng Biệt thự | Cải tạo nhà 2 tầng cũ |
Xây nhà 2 Tầng | Cải tạo nhà 3 tầng |
Xây nhà 3 Tầng | |
Xây nhà 4 Tầng |
Phần 3: Cách chọn vị trí xây hầm cầu đúng tiêu chuẩn
Việc xem xét và chọn lựa vị trí dùng để xây dựng hầm cầu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố quan trọng như địa chất, phong thủy hay hình dạng mảnh đất.
Cụ thể:
Yếu tố phong thủy
Trong các nguyên tắc khi xây dựng, người thợ phải nắm rõ một số lưu ý như không xây hầm cầu dưới khu vực bếp, nhà ăn, phòng khách, phòng ngủ hay phòng thờ cúng.
Bởi đặc trưng hầm cầu là nơi không sạch sẽ và chứa đựng chất thải nên mang nhiều khí và năng lượng xấu.
Thế nên dân gian và cả nguyên tắc trong xây dựng quan niệm rằng việc xây dựng hầm cầu nằm cạnh hoặc dưới các nơi quan trọng trong nhà sẽ gây ảnh hưởng đến năng lượng sức khỏe cũng như tài vận của gia chủ và các thành viên trong nhà.
Yếu tố địa chất
Địa chất cũng là một trong những yếu tố xác định hầm cầu sử dụng, bảo quản ổn định lâu dài hay không.
Bởi thế, chủ thầu không nên xây bể phốt ở những nơi địa hình có nền đất yếu, ít độ bám và dễ gây sụt lún.
Nếu trong trường hợp bắt buộc không có biện pháp tốt hơn thay thế, người thợ cần thực hiện một thao tác quan trọng là làm lưới thép trước khi đổ nền móng và nhằm mục đích đảm bảo độ bền lâu dài cho công trình.
Với hình dạng mảnh đất
Theo truyền thống, người ta thường lựa chọn những mảnh đất hình chữ nhật để sử dụng cho việc xây dựng hầm cầu cho gia đình hay chung cư.
Tuy vậy, còn tùy thuộc vào hình dạng và đặc trưng riêng của từng bể phốt mà thợ sẽ linh hoạt thay đổi sao cho phù hợp và cân chỉnh khớp với hình dạng của mảnh đất như hình tròn, hình cầu hay vuông.
Sau khi khảo sát vị trí và đã xác định được khu vực thích hợp cho việc xây dựng hầm cầu thì lúc này cần xem xét dựa vào nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính để có thể lựa chọn hình thức hầm cầu 2 hay 3 ngăn.
Phần 4: Nên lựa chọn xây bể phốt tự hoại bao nhiêu khối?
Khi xây dựng bể phốt, ngoài việc chọn vị trí phù hợp với phong thủy, địa chất và hình dạng mảnh đất, một vấn đề cần quan tâm đến chính là kích thước của bể phốt.
Việc này rất quan trọng để đảm bảo rằng bể có thể đáp ứng được mục đích sử dụng.
Cần xác định hầm tự hoại với dung tích bao nhiêu khối?
Không thể đưa ra một con số cụ thể áp dụng cho tất cả các trường hợp, vì số lượng người sử dụng bể phốt tự hoại trong mỗi công trình sẽ khác nhau.
Do đó, số khối bể phốt sẽ khác nhau tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu sử dụng.
Thông thường, bể phốt cho gia đình nhỏ chỉ có dung tích từ 3 đến 5 khối.
Tuy nhiên, đối với nhà hàng hoặc bể phốt lớn, dung tích có thể dao động từ 20 đến 30 khối.
Với các chung cư hoặc tòa nhà cao tầng đông dân cư, dung tích bể phốt có thể lên đến cả trăm khối.
Phần 5: Lựa chọn cách xây bể phốt phù hợp với nhu cầu sử dụng
Để xây dựng bể phốt tự hoại, cần tuân thủ một quy trình khoa học và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo công trình chất lượng và bền vững.
Theo quy định của nhà nước, các tiêu chuẩn xây dựng bể phốt bao gồm dung tích phần lưu không trên mặt nước, tổng dung tích bể tự hoại, dung tích ướt,..
Mỗi tiêu chuẩn đòi hỏi đáp ứng các tiêu chí khác nhau tùy thuộc với mỗi cách tính riêng và yêu cầu quy cách xây dựng cho từng phần trong công trình cũng sẽ có sự khác nhau.
Bên cạnh các tiêu chuẩn kỹ thuật, quý khách cũng cần tuân thủ các nguyên tắc và nguyên lý xây dựng bể phốt phù hợp với từng loại công trình như nhà dân, hộ gia đình, tầng chung cư, khách sạn, nhà hàng.
Với thời buổi hiện nay, hai loại bể phốt được sử dụng phổ biến nhất là bể phốt hai ngăn và ba, gia chủ có thể xem xét và lựa chọn tùy theo điều kiện sử dụng của bản thân.
Phần 6: Lưu ý khi xây hầm cầu tự hoại cho chung cư, tầng hầm, gia đình
Xây hầm cầu tự hoại cho chung cư, tầng hầm
Diện tích, kích thước tiêu chuẩn của bể phốt
Do số người sử dụng bể phốt ở tầng hầm và các chung cư lớn nhiều hơn so với hộ gia đình, việc xây dựng bể phốt trong trường hợp này đòi hỏi sự tư vấn và hỗ trợ từ các kỹ sư xây dựng, cùng với tính toán kỹ lưỡng.
Thực tế, để xác định dung tích bể phốt cần xây dựng, cần biết chính xác số người sử dụng hoặc quy mô tổng thể của căn hộ chung cư.
Ví dụ, nếu có 10 căn hộ tại tầng hầm chung cư, dung tích tối thiểu yêu cầu sẽ dao động từ 11,4 đến 13,3 mét khối.
Dựa vào thông tin này, bạn có thể tăng diện tích và kích thước của bể phốt dựa trên số lượng căn hộ tại tòa chung cư đó.
Loại bể phù hợp
Để đảm bảo sự vận hành hợp lí và hiệu quả tối ưu, nên lựa chọn sử dụng những loại bể phốt tân tiến, hiện đại có sẵn trên thị trường cho tầng hầm và chung cư.
Công nghệ và thiết kế của các bể phốt tiên tiến mang đến nhiều lợi ích.
Chúng thường được thiết kế để tối ưu hóa khả năng xử lý chất thải và giảm thiểu mùi hôi.
Ngoài ra, các bể phốt hiện đại còn tích hợp các công nghệ xử lý và lọc nước thải, giúp giảm tải ô nhiễm môi trường.
Chúng cũng thường có khả năng tự động hoạt động và dễ dàng vận hành, giảm thiểu công sức và thời gian bảo dưỡng.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại bể phốt tân tiến và hiện đại cho tầng hầm và chung cư còn đảm bảo tính thẩm mỹ và không gian sạch sẽ.
Thiết kế của chúng thường nhỏ gọn và tiết kiệm diện tích, phù hợp với yêu cầu không gian hạn chế trong tầng hầm và chung cư.
Tóm lại, lựa chọn sử dụng các loại bể phốt tân tiến và hiện đại sẽ đem lại nhiều lợi ích về hiệu quả vận hành, tiện nghi, bảo vệ môi trường và thẩm mỹ cho tầng hầm và chung cư.
Xây hầm cầu cho gia đình
Diện tích, kích thước tiêu chuẩn của bế phốt
Thông số và diện tích để tính kích thước xây hầm cầu cho hộ gia đình được tính theo đơn vị m3, cụ thể:
- Đối với nhà có 1 đến 2 phòng ngủ: Thể tích tối thiểu cần đạt là 2.8m3
- Đối với nhà có 2 đến 3 phòng ngủ: Thể tích tối thiểu cần đạt là 3.8m3
- Đối với nhà có 2 đến 4 phòng ngủ: Thể tích tối thiểu cần đạt là 4.5m3
- Đối với nhà có 5 đến 6 phòng ngủ: Thể tích tối thiểu cần đạt là 5.7m3
Loại bể phù hợp
Khi xây dựng bể phốt cho gia đình, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.
Có thể lựa chọn sử dụng bể phốt 2 ngăn, 3 ngăn hoặc các loại bể phốt đã được đúc sẵn, tùy thuộc vào yêu cầu và mong muốn của bạn.
Phần 7: Một số lưu ý khi xây hầm cầu
Ngoài các thông tin đã được đề cập, để đảm bảo quá trình xây dựng hầm cầu tự hoại cho gia đình (hay bất cứ công trình nào khác) diễn ra thuận lợi, tránh chậm tiến độ và hạn chế các sự cố không mong muốn, cần lưu ý đến các khía cạnh sau đây:
Lên phương án thuê nhân công
Trong trường hợp gia chủ không có kỹ năng và hiểu biết về kiến trúc xây dựng, nên xem xét việc thuê nhân sự chuyên nghiệp.
Lên kế hoạch thuê nhân sự một cách cẩn thận và chi tiết sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đầu tư.
Một gợi ý nhỏ là gia chủ có thể dựa vào quy mô của công trình hầm cầu tự hoại và thời gian hoàn thành để ước lượng số lượng nhân sự cần thiết.
Hoặc cũng có thể lựa chọn gói thầu tổng thể, trong đó bên thầu sẽ chịu trách nhiệm phân bổ nhân sự phù hợp để đảm bảo tiến độ và yêu cầu mà khách hàng đặt ra.
Tính toán chi phí dự trù phù hợp
Việc dự trù chi phí xây dựng hầm cầu tự hoại sẽ giúp chủ nhà có sự chuẩn bị tốt hơn về giá cả, kế hoạch tài chính và các khoản chi tiêu cần thiết cho việc xây dựng hệ thống bể phốt tự hoại.
Ngoài ra, gia chủ thường sẽ có thắc mắc về việc xây bể phốt mất bao nhiêu tiền và đơn giá xây bể phốt.
Thực tế, giá thành xây dựng bể phốt sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quy mô của công trình, giá nhân công xây dựng bể phốt, giá vật liệu xây dựng bể phốt,…
Gia chủ có thể dựa vào những yếu tố này để tính toán và dự trù chi phí.
Đồng thời, chi phí xây dựng bể phốt cho gia đình thường sẽ ít hơn nhiều so với chi phí xây dựng bể phốt cho các công trình lớn.
Một gợi ý là chi phí xây dựng bể phốt tự hoại thường dao động trong khoảng từ 2 đến 3 triệu đồng cho mỗi mét khối.
Giá nhân công xây dựng bể phốt một ngày thường là khoảng 250.000 đến 300.000 đồng.
Ngoài ra, để xây tường bể phốt, trung bình mỗi mét vuông sử dụng tường 10cm sẽ tiêu tốn khoảng 55 viên gạch, trong khi tường 20cm sẽ cần tới 110 viên gạch.
Chọn vật liệu khi xây hầm cầu
Các nguyên vật liệu như gạch, xi măng, sỏi đá, cát vàng, thép loại phi 8 hay đường ống để dẫn chất thải là những vật liệu rất quan trọng không thể thiếu cho việc thi công hầm cầu.
Quá trình lựa chọn nguyên vật liệu sẽ góp phần vào chất lượng cũng như độ bền của công trình, nếu lựa chọn vật liệu tốt thì hiệu quả công trình sẽ được nâng cao và kéo dài thời gian sử dụng.
Phần 8: Lời kết
Hy vọng với tất cả thông tin ở trên liên quan đến cách xây bể phốt và các lưu ý cần biết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về biện pháp thi công phổ biến này.
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn hay thắc mắc, liên hệ ngay với đội ngũ Xây dựng Kiến Xanh để được tư vấn tận tình và đem đến dịch vụ chất lượng nhất phù với nhu cầu của bạn!
Bài viết liên quan:
- Đà Kiềng là gì? Giới thiệu kỹ thuật thi công Tốt nhất [CHI TIẾT]
- Cốp pha là gì? Tìm hiểu Chức năng, Cấu tạo Cốp pha [DỄ HIỂU]
- Cách bước Thi công Cốp pha Dầm Sàn đúng kỹ thuật [CHI TIẾT]