Việc xác định đúng và duy trì lộ giới sẽ giúp đảm bảo tính an toàn, trật tự trong việc quản lý đất đai và xây dựng công trình.

Theo dõi bài viết này của Xây dựng Kiến Xanh để biết lộ giới là gì?

các hình thức xử phạt khi vi phạm lộ giới bạn nhé!

Lộ giới là gì? Hình thức xử phạt khi vi phạm
Lộ giới là gì? Hình thức xử phạt khi vi phạm

Phần 1: Lộ giới là gì?

Lộ giới là ranh giới được nhà nước quy hoạch để mở đường hoặc mở rộng hẻm trên khoảng đất trống của khu vực.

Hiểu một cách đơn giản thì lộ giới là điểm mốc được tính từ tâm đường ra hai bên mép của đường. 

Đây là khu vực được quy định trong kế hoạch quy hoạch đô thị và được quy hoạch để sử dụng cho mục đích giao thông, hạ tầng công cộng, viễn thông, đất cây xanh, cống thoát nước, hố ga,…

Người ta thường sử dụng hình thức đóng cọc đỏ hai bên đường để người dân dễ dàng nhận biết và phân biệt được giữa phần đất được phép xây dựng và phần đất thuộc quy hoạch.

Việc này nhằm mục đích để cảnh báo người dân không được phép xây dựng công trình trong phạm vi từ mốc lộ giới.

Đường lộ giới
Theo một cách đơn giải thì lộ giới là điểm mốc được tính từ tâm đường ra hai bên mép của đường.

Sau đây là những yếu tố liên quan đến lộ giới và có mối liên hệ chặt chẽ đến nhau:

Chỉ giới đường đỏ: là đường dùng để phân chia ranh giới giữa phần đất để xây dựng công trình với phần đất của công trình công cộng hoặc đường giao thông.

Chỉ giới đường đỏ là toàn bộ khu vực vỉa hè, lòng đường ở tại các khu vực đô thị.

Ranh giới nhà nước quy định
Các yếu tố liên quan đến lộ giới

Chỉ giới xây dựng: là đường ranh giới được định vị trên bản đồ quy hoạch và khu vực thực địa giúp phân biệt ranh giới giữa phần đất lưu thông và phần đất được phép xây dựng công trình (thuộc phần nổi và phần ngầm).

Khoảng lùi xây dựng: là khoảng không gian giữa hai giới bao gồm chỉ giới xây dựng và chỉ giới đường đỏ.

Phần 2: Cách xác định Lộ giới

Quá trình xác định mốc lộ giới cho một khu đất nhất định thì thường trải qua 4 bước:

Bước 1: Quan sát tổng quan ở khu đất chuẩn bị các hoạt động mua bán hay xây dựng. Tiếp đến, cần xác định và nắm rõ các cột mốc đánh dấu lộ giới và tất cả các biển báo kèm kí hiệu đặt ở 2 bên đường.

Bước 2: Dựa vào cột mốc đã xác định, bạn sẽ tiến hành xác định lộ giới của tuyến đường đó tính từ tim đường sang 2 bên. Quá trình này sẽ giúp bạn nắm được chính xác khoảng diện tích đất thực tế có thể được duyệt cấp sổ đỏ để xây dựng công trình.

Bước 3: Bắt đầu từ lộ giới sẽ tính toán khoảng lùi thích hợp với độ rộng của tuyến đường để đảm bảo tiêu chuẩn khoảng lùi đúng theo quy định của pháp luật.

Bước 4: Ở bước này, chỉ giới xây dựng sẽ dễ tìm ra khi đã xác định được khoảng lùi và phần công trình bên trong chỉ giới xây dựng sẽ được quy vào tính hợp pháp theo quy định.

LIÊN HỆ NGAY với Xây dựng Kiến Xanh để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ các dịch vụ và nhận ƯU ĐÃI LỚN ngay hôm nay.

Xây nhà trọn gói Sửa nhà Trọn gói
Xây nhà Cấp 4 Cải tạo nhà Cấp 4
Xây dựng Biệt thự Cải tạo nhà 2 tầng cũ
Xây nhà 2 Tầng Cải tạo nhà 3 tầng
Xây nhà 3 Tầng  
Xây nhà 4 Tầng  

Phần 3: Xây nhà cách Lộ giới bao nhiêu thì đạt Tiêu chuẩn?

Khi xây dựng công trình nhà ở thì việc lùi hoặc không cần lùi so với chỉ giới đường đỏ sẽ phụ thuộc vào bề rộng của đường hoặc chiều cao của công trình.

Lộ giới đường tiếp giáp với lô đất xây dựng công trình (m)

Chiều cao công trình xây dựng (m)
≤ 19 19 – 22 22 – 28 ≥ 28
< 19 0 3 4 6
19 – 22 0 0 3 6
≥ 22 0 0 0 6

Bảng xây nhà cách Lộ giới bao nhiêu thì đạt tiêu chuẩn

Với tuyến đường có lộ giới dưới 19m và công trình xây dựng đó cũng đạt độ cao dưới 19m thì theo quy định không yêu cầu phải cách lộ giới, đồng nghĩa với việc công trình có thể thi công sát với vỉa hè.

  • Đối với các công trình có chiều cao từ 19 đến 22m thì phải tuân thủ yêu cầu thi công cách lộ giới 3m.
  • Với công trình có độ cao từ 22 đến 25m thì bắt buộc chủ sở hữu phải lùi vào 4m so với cột mốc lộ giới.
  • Nếu độ cao của công trình đạt từ 28m trở lên cần phải lùi vào 6m theo quy định.

Có thể nói, công trình có độ cao càng lớn thì điều kiện lùi vào sẽ càng sâu hơn so với mốc lộ giới.

  • Đối với tuyến đường có lộ giới từ 19 đến 22m và công trình xây dựng có độ cao dưới 22m thì không cần phải cách lộ giới, lúc này chủ sở hữu có thể xây dựng sát mốc với lộ giới.
  • Các công trình cao từ 22 đến 25m cần tuân thủ quy tắc cách cột mốc lộ giới là 3m.
  • Với công trình có độ cao từ 28m trở lên sẽ phải cách cột mốc lộ giới là 6m.
  • Đối với tuyến đường có lộ giới từ 22m trở đi và công trình xây dựng có chiều cao thấp hơn 22m thì không cần phải cách mốc lộ giới.
  • Công trình xây dựng có độ cao từ 28m trở đi bắt buộc phải cách mốc lộ giới với khoảng cách là 6m.

Phần 4: Phần đất dính Lộ giới được giải quyết như thế nào?

Đối với phần đất nếu chủ sở hữu đã sử dụng ổn định trước cả thời điểm mốc lộ giới được cắm thì việc này có thể được xem xét công nhận trong các giấy tờ liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Các vấn đề về việc bồi thường, giải phóng hoặc thu hồi đất đã được quy định cụ thể tại Điều 75 trong Luật đất đai năm 2013.

Tuy nhiên, để thực hiện các vấn đề trên cần đảm bảo thỏa các điều kiện sau:

  • Phần đất này không phải là đất thuê để trả tiền thuế đất hàng năm.
  • Đất có các giấy chứng nhận về các điều như: quyền sở hữu nhà ở, sở hữu các tài sản khác có liên quan hoặc gắn liền với đất, hoặc quyền sử dụng đất.
  • Nếu các giao dịch mua, bán hoặc chuyển nhượng vào thời gian trước khi nhà nước công bố lộ giới sẽ được bồi thường 100% theo quy định. Trong trường hợp giao dịch được diễn ra sau thời gian lộ giới được công bố những căn nhà và các tài sản gắn liền với khu đất đó đã tồn tại từ trước thì khi công bố sẽ được bồi thường phân nửa, tức 50%.

Phần 5: Hình thức Xử phạt khi Xây dựng trên Lộ giới

Nếu người dân có hành vi cố tình xây dựng nhà ở trên khu đất thuộc lộ giới hoặc trong bản vẽ thi công có hiện tượng xây vi phạm đường lộ giới sẽ bị xử lý bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Cụ thể, những bản vẽ xây dựng vi phạm vào đất thuộc lộ giới sẽ không được cấp giấy cho phép xây dựng. Với những trường hợp cố tình vi phạm sẽ tiến hành phạt và yêu cầu dỡ bỏ công trình có dính phần Lộ giới. Biện pháp cuối cùng là cưỡng chế phá dỡ công trình.

Với Khoản 7, điều 15 trong Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 quy định cụ thể mức phạt tối đa khi chủ thể vi phạm xâm lấn lộ giới là 60 triệu đồng.

Cụ thể, người thực hiện các hành vi vi phạm sẽ bị bắt buộc phá dỡ công trình vi phạm, hoặc cưỡng chế phá dỡ.

Đồng thời, theo Khoản 8, điều 15 trong Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017, nếu sau khi lập biên bản vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt với mức phạt từ 50.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng.

Hình thức xử phạt khi xây dựng trên lộ giới
Hành vi cố tình xây dựng dính lộ giới sẽ bị vi phạm

Phần 6: Lời kết

Khi tiến hành xây dựng bất kỳ công trình nào, việc tuân thủ quy tắc lộ giới là vô cùng quan trọng.

Nếu đã nắm đầy đủ về lộ giới là gì thì quá trình mua bán hay cấp quyền sở hữu đất sẽ diễn ra một cách minh bạch và tránh được những vụ kiện tụng không cần thiết.

Hãy theo dõi Xây dựng Kiến Xanh để cập nhất các thông tin mới và chuẩn nhất về xây dựng!

Bài viết liên quan: 

Mời bạn đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *