Việc tuân thủ các quy định chiều cao xây dựng nhà ở TPHCM là bắt buộc đối với tất cả các công trình xây dựng ở đây, nó được lập ra để đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Các thông tin về quy định chiều cao xây dựng sẽ được Xây dựng Kiến Xanh giải đáp ngay sau đây.

Quy định chiều cao xây dựng nhà ở TP.HCM
Quy định chiều cao xây dựng nhà ở TP.HCM

Phần 1: Phân loại nhà ở được hiểu như thế nào?

Nhà ở được phân loại theo Tiêu chuẩn TCVN 9411:2012, cụ thể:

  • Với nhà ở riêng lẻ: 

Theo quy định của pháp luật, nhà ở riêng lẻ là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở, thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân.

Nhà ở riêng lẻ
Nhà ở riêng lẻ
  • Với nhà ở liền kề:

Là loại nhà ở riêng lẻ của cá nhân hoặc các hộ gia đình, được xây dựng trong những khu đất nằm liền nhau với thiết kế liền kề, thông với nhiều tầng và xây sát nhau thành từng dãy.

Thường có chiều rộng bé hơn so với chiều sâu (hay chiều dài) của nhà và cùng sử dụng chung trong hệ thống hạ tầng của khu đô thị.

Nhà ở liền kề
nhà ở liền kề
  • Với nhà ở liền kề mặt phố (hay nhà phố):

Thuộc hệ thống nhà ở liền kề được xây dựng trên chính các trục đường phố hoặc khu vực có tính chất thương mại, dịch vụ theo kế hoạch quy hoạch đã được duyệt.

Ngoài chức năng được để ở thì nhà ở liền kề mặt phố còn được dùng để phục vụ cho các mục đích khác như làm cửa hàng kinh doanh, cơ sở sản xuất nhỏ, khách sạn, nhà trọ hay dịch vụ cho thuê văn phòng và kèm nhiều dịch vụ khác.

Nhà ở mặt phố
Nhà ở liền kề mặt phố
  • Với nhà ở liền kề có sân vườn:

Đây là loại nhà liền kề có không gian sân vườn ngay bên trong khuôn viên nhà, vị trí thường được thiết kế phía trước hoặc sau nhà.

Đối với kích thước sẽ được lấy theo thông số đã thống nhất của cả dãy dựa theo bảng quy hoạch chi tiết của từng khu vực.

Nhà ở có sân vườn
Nhà ở liền kề có sân vườn

Phần 2: Những Quy định Chung về chiều cao xây dựng công trình TP.HCM.

Các tòa nhà, khu dân cư được quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn chiều cao trong xây dựng và rất quan trọng. 

Nếu vi phạm quy định trong xây dựng, bạn có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc trường hợp nặng nhất là cưỡng chế phá dỡ công trình.

Đây là một vấn đề nắm rõ để tránh việc xảy ra rắc rối không đáng có, bạn nên lưu ý những quy tắc sau đây:

Về độ cao của nhà xây mới

Đối với nhà liền kề nhau thì quy định không được phép xây dựng cao hơn 6 tầng lầu trong bất kì trường hợp nào. 

Chỉ giới hạn 4 tầng đối với nhà trong các ngõ, ngách có chiều rộng của mặt tiền được ước tính dưới 6m, cũng áp dụng như nhà liền kề.

Chiều cao của các nhà lân cận phải phù hợp với quy hoạch xây dựng

Chiều cao của nhà không thể vượt quá bốn lần chiều rộng của nhà (không bao gồm kiến trúc trang trí và bố trí hoa) trong trường hợp khu nhà ở liền kề nằm trong khu vực chưa nhận được phê duyệt quy hoạch cụ thể. 

Với trường hợp các chiều cao xây dựng khác nhau trong một dãy liền kề được duyệt thì mỗi nhà chỉ được phép xây dựng cao hơn chiều cao trung bình của dãy nhà đó tối đa là hai tầng.

Chiều cao của các nhà lân cận phải phù hợp với quy hoạch xây dựng
Chiều cao của các nhà lân cận

Với nhà ở liền kề xây dựng có sân vườn

Với loại hình nhà ở này thì quy định kích thước chiều cao không được phép vượt quá ba lần so với kích thước chiều rộng, hoặc tiêu chí chung của quy hoạch chi tiết gồm:

  • Kích thước chiều cao của nhà ở liền kề nhau phải được giới hạn ở góc xiên khoảng 45 độ đối với đường, phố có kích thước chiều rộng không được nhỏ hơn 12m (tức kích thước chiều cao của mặt tiền nhà ở phải bằng với chiều rộng của đường).
  • Kích thước chiều cao của loại hình nhà ở liền kề phải thấp hơn ngã tư đường phố, đồng thời góc xiên có khoảng cách 45 độ với đường, phố có lộ giới bé hơn hoặc bằng 12m (tức không được lớn hơn so với lộ giới).

LIÊN HỆ NGAY với Xây dựng Kiến Xanh để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ các dịch vụ và nhận ƯU ĐÃI LỚN ngay hôm nay.

Xây nhà trọn gói Sửa nhà Trọn gói
Xây nhà Cấp 4 Cải tạo nhà Cấp 4
Xây dựng Biệt thự Cải tạo nhà 2 tầng cũ
Xây nhà 2 Tầng Cải tạo nhà 3 tầng
Xây nhà 3 Tầng  
Xây nhà 4 Tầng  

Phần 3: Quy định chiều cao xây dựng công trình nhà liền kề.

Đối với lô đất có diện tích được ước tính từ 30m2 – dưới 40m2: được cho phép thi công với điều kiện không được quá 4 tầng + 1 tum (với tổng chiều cao là 16m) với kích thước chiều rộng của mặt tiền phải lớn hơn 3m và chiều sâu hơn 5m so với đường chỉ giới xây dựng.

Đối với lô đất có diện tích từ 40m2 – 50m2: Nếu kích thước chiều rộng của mặt tiền thông số lớn hơn 3m nhưng bé hơn 8m và chiều sâu của mặt tiền so với chỉ giới xây dựng hơn 5m thì khi xây dựng không được xây quá 5 tầng + 1 tum hoặc có mái che chống nóng (với tổng chiều cao của ngôi nhà có kích thước 20m) thì có thể được áp dụng.

Với diện tích mặt bằng ước tính hơn 50m2: Nếu chiều rộng của mặt tiền có thông số cao hơn 8m và kích thước chiều cao hơn 5m so với chỉ giới xây dựng hoặc với công trình xây dựng ở hai bên đường thì nhà 6 tầng được xây trong khu vực quy hoạch sẽ gặp vấn đề hạn chế phát triển lâu dài.

Trong trường hợp các nhà ở liền nhau có khoảng lùi thì chiều cao của công trình sẽ được nâng lên để phù hợp với tối đa kích thước chiều cao đã được duyệt trong quá trình quy hoạch xây dựng, cảnh quan trong khu vực, quy chế về kiến trúc.

chiều cao xây dựng quy định nhà liền kề
Chiều cao xây dựng quy định nhà liền kề

Phần 4: Quy định chiều cao xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ.

Chiều cao xây dựng theo trung bình của ngôi nhà một tầng thường được tính từ mặt đất lên tầng 2 là khoảng 3m.

Bắt đầu từ tầng hai trở đi thì tối đa kích thước chiều cao giữa các tầng phải đạt 3,4m.

Chiều cao tối đa đạt 3,5m tính từ khu vực đỉnh của vỉa hè đến cuối phần ban công đối với trường hợp ban công bị nhô ra phần ngoài lộ giới.

Tối đa kích thước của tầng cao phải đạt thông số là 3,8m.

Trong trường hợp đường lộ giới ước tính nhỏ hơn 3,5m thì chỉ áp dụng cách xác định chiều cao của nhà bằng phương pháp dùng thước lỗ ban từ tầng trệt (tầng 1) đến tầng 1 (tầng 2), không được phép có các tầng lửng.

Đối với tầng cao có kích thước tối đa 5,8m: khu vực này có thể được dùng làm tầng lửng với thông số lòng đường dao động từ 3,5 – dưới 20m, và chiều cao tối đa từ khu vực tầng trệt (tầng 1) đến tầng 1 (tầng 2) phải là 5,8m.

Với tầng cao tối đa 7m: nếu chiều dài của lòng đường được đo từ 20m trở đi thì sẽ được phép xây tầng lửng có kích thước tối đa 7m được tính từ tầng trệt (lầu 1) đến tầng 1 (lầu 2).

Chiều cao quy định khi xây dựng riêng lẻ
Chiều cao quy định khi xây dựng riêng lẻ

Phần 5: Quy định về chiều cao công trình xây dựng tầng trệt của nhà phố.

Trong quy hoạch chung của từng nơi sẽ có cách xác định số tầng, chiều cao của tầng xây dựng khác nhau. 

Để cho ra được kích thước chiều cao của tầng trệt thường tính từ khoảng cách giữa mặt bằng lầu 1 và mặt bằng các tầng lầu tiếp theo.

Chiều cao tầng trệt trong nhà có 1 tầng tức là chiều cao của nhà được tính từ tầng 1 lên đến đỉnh mái.

Dựa vào bảng số liệu gồm những quy định về chiều cao xây dựng nhà ở của riêng khu vực tầng trệt sẽ có cái trường hợp sau:

  • Nếu lộ giới được tính lớn hơn 20m thì tối đa chiều cao của tầng trệt sẽ là 7m.
  • Nếu lộ giới dao động từ 7 – 12m thì tối đa chiều cao tầng trệt là 5,8m.
  • Nếu lộ giới có thông số dưới 3,5m thì chiều cao tối đa của tầng trệt là 3,8m.
  • Theo các chuyên gia thì chiều cao lý tưởng đối với tầng trệt nên có kích thước dao động từ 3,6 – 5m.

Phần 6: Những Lưu ý về giới hạn chiều cao Xây dựng Tầng Trệt cho nhà ở hiện nay.

Các quy định về việc xây dựng chiều cao tầng thường được xác định theo quy hoạch của từng khu vực cũng như tùy vào đặc điểm khí hậu, điều kiện thời tiết của từng vùng.

Ở các tỉnh phía Bắc có đặc trưng thời tiết với hè rất nóng và mùa đông lại cực kỳ lạnh giá, vì thế họ có xu hướng thường xuyên sử dụng máy điều hòa.

Để tiết kiệm điện năng và có một không gian thoải mái với nhiệt độ thoáng mát vào cả mùa hè và mùa đông thì quan trọng nhất nằm ở bước xác định được chiều cao hợp lý của tầng trệt.

Các chi phí như xây dựng, bảo dưỡng, bảo trì đều được tính theo chiều cao của tầng lầu của nhà.

Phần 7: Quy định số tầng trong Khu đô thị.

Số tầng trong khu đô thị bao gồm các yếu tố sau:

Kích thước chiều rộng của đường (đơn vị: m).

Tầm vóc dạng cơ bản (sàn).

Thông tin về số tầng sẽ bổ sung nếu tòa nhà tọa lạc tại trung tâm quận hoặc trung tâm của thành phố (lầu/tầng).

Các số tầng cần bổ sung nếu xây dựng với mục đích phục vụ thương mại – dịch vụ (lầu/tầng).

Lưu ý số tầng cần bổ sung sẽ nhiều hơn bình thường nếu thực hiện xây dựng trên mảnh đất có kích thước lớn.

Tối đa kích thước chiều cao tính từ vỉa hè lên đến tầng 1 (đơn vị: m).

Tổng số tầng trong một khối + số tầng giật tối đa (nhiều giai đoạn).

Tối đa kích thước chiều cao của tầng (sàn).

Quy định số tầng trong khu đô thị
Quy định số tầng trong khu đô thị

Phần 8: Độ vươn Ban công trong xây dựng nhà ở.

Độ vươn ban công
Độ vươn của ban công trong xây dựng nhà ở

Một số lưu ý thêm:

  • Không được phép xây sân thượng đối với nhà có ngõ.
  • Đối với đường được ước tính ngắn hơn 7m, áp dụng cách xây dựng một tầng trệt, tầng lửng, hai lầu và sân thượng.
  • Sử dụng cách xây một trệt, một lửng, hai lầu và sân thượng đối với đường kích thước ngắn hơn 20m.
  • Đối với đường dài được đo có thông số trên 20m sẽ áp dụng theo cách xây trệt, lửng đến 4 lầu và cuối cùng là sân thượng.
  • Tòa nhà thương mại từ 5 tầng.
  • Các trục đường có mục đích thương mại kích thước rộng 3,5m, công trình bán bích.

Phần 9: Lời kết.

Tất cả các thông tin liên quan đến quy định chiều cao xây dựng nhà đã được chúng tôi cung cấp đầy đủ, hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp được các thắc mắc về việc xây dựng nhà phố.

Hãy liên hệ ngay với đội ngũ Xây dựng Kiến Xanh nếu cần tư vấn hỗ trợ bất cứ lúc nào!

Bài viết liên quan:

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *