Đây là biện pháp thi công có vai trò quan trọng trong việc chịu và truyền tải trọng lực, thế nên các bước thi công cốp pha dầm sàn là cực kỳ quan trọng đến sự an toàn cho cả công trình.
Nếu vậy thì cốp pha dầm sàn là gì? Và tại sao các bước thi công cốp pha dầm sàn lại quan trọng và cần đúng kỹ thuật?
Hãy cùng Xây dựng Kiến Xanh tìm hiểu ngay bây giờ!
Phần 1: Khái niệm Thi công cốp pha dầm sàn
Hiểu đơn giản thì cốp pha (coppha) là quá trình tạo hình cho bê tông, bao gồm việc đổ bê tông vào các khuôn đúc và sau đó giữ cho bê tông đóng rắn để tạo nên hình dạng mong muốn.
Cốp pha dầm sàn, là quá trình cốp pha được thực hiện trên các thanh thép (cốt thép) để tạo ra các dầm chịu tải.
Có thể nói cốp pha dầm sàn được xem là một vật dụng quan trọng khi thi công và không thể thiếu khi làm khuôn dùng để đổ bê tông.
Chúng hoạt động theo nguyên tắc giằng đỡ kết hợp với cấu trúc liên kết giữa âm dương hiện đại.
Quá trình thi công cốp pha dầm sàn cần nhiều kiến thức chuyên môn và đòi hỏi sự tỉ mỉ trong từng chi tiết để đảm bảo kết quả đem lại đúng với tiêu chuẩn an toàn, bền bỉ tránh rủi ro về sau.
Trước khi tiến hành những bước thi công tiếp theo cần chắc chắn rằng cốp pha dầm sàn đã đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đưa ra trước đó.
Phần 2: Những Yêu cầu Quan trọng khi thi công coppha dầm sàn
Thi công cốp pha dầm sàn được xem là một quy trình đòi hỏi người thợ phải có đủ chuyên môn, kỹ thuật cũng như tính tỉ mỉ trong công việc để có thể cho ra kết quả cốp pha dầm đạt tiêu chuẩn và đáp ứng đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
Dưới đây là một số biện pháp và tiêu chuẩn khi thi công cốp pha dầm sàn:
- Khi xây dựng xây cốp pha dầm sàn, người thợ cần thường xuyên kiểm tra và bám sát bản vẽ thiết kế để thành phẩm sau khi thi công cho ra kết quả đúng với kích thước tiêu chuẩn, khớp với hình dáng và ván không bị cong vênh lên.
- Trong suốt quá trình thi công, cốp pha dầm sàn phải đảm bảo chịu được tải trọng thay cho phần bê tông đang ở trạng thái lỏng cho đến khi bê tông chuyển sang hình thái rắn hoàn toàn, và đạt các tiêu chuẩn về khả năng chịu lực thì lúc này khuôn cốp pha mới được tháo dỡ.
- Việc tiến hành phải được giám sát và chú ý đảm bảo độ khít với nhau tăng có khả năng chứa đựng được bê tông tươi cũng như không làm cho xi măng bị mất nước nhằm tránh tình trạng có thể ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà.
- Khi tới công đoạn đóng cốp pha dầm để tạo chúng thành một khối liền kề thì các chi tiết có yếu tố liên quan cần phải được ghép kín trước khi làm. Đồng thời, trước khi lắp đặt cốp thép, người thợ cần lắp phần cốp pha vào trước để đảm bảo hệ thống đạt chuẩn.
- Cần tính toán cẩn thận với khoảng cách giữa cốt thép và vách khuôn để góp phần tăng khả năng chịu tải trọng lớn.
- Thiết kế của cốp pha dầm phải đáp ứng các tiêu chuẩn như ổn định, chắc chắn và phải tạo sự dễ dàng thuận tiện cho việc lắp đặt và tháo dỡ.
- Khuyến khích nên sử dụng chất liệu tốt và chất lượng để cốp pha dầm sử dụng bền bỉ được nhiều lần.
LIÊN HỆ NGAY với Xây dựng Kiến Xanh để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ các dịch vụ và nhận ƯU ĐÃI LỚN ngay hôm nay.
Xây nhà trọn gói | Sửa nhà Trọn gói |
Xây nhà Cấp 4 | Cải tạo nhà Cấp 4 |
Xây dựng Biệt thự | Cải tạo nhà 2 tầng cũ |
Xây nhà 2 Tầng | Cải tạo nhà 3 tầng |
Xây nhà 3 Tầng | |
Xây nhà 4 Tầng |
Phần 3: Hướng dẫn lắp đặt và tháo dỡ khi thi công cốp pha dầm sàn
Hướng dẫn Lắp đặt cốp pha dầm sàn
Lắp dựng giàn giáo
Thi công cốp pha dầm sàn
Trong thi công cốp pha sàn thì việc lắp đặt cốp pha sàn là bước đầu tiên được thực hiện và cả quá trình cần đảm bảo các yếu tố như độ ổn định, độ cứng, tháo lắp dễ dàng để việc đặt cốt thép cũng như đổ bê tông được diễn ra thuận lợi.
Các bước thực hiện được kể đến như sau:
- Sử dụng cốp pha thép đặt trên khu vực giàn giáo chữ A được làm bằng thép và hệ xà gồ bằng chất liệu gỗ. Cố gắng tận dụng hết mức diện tích của cốp pha thép và sử dụng cốp pha gỗ dùng cho những diện tích còn lại.
- Khu vực xung quanh chu vi của sàn thường được lắp đặt ván diềm nhằm mục đích ngăn cách giữa cốp pha dầm và cốp pha sàn.
- Người ta thường dùng cốp pha thép được đặt trên hệ giàn giáo chữ A có chịu lực bằng thép và hệ xà gồ bằng chất liệu gỗ. Kết hợp với việc tận dụng tối đa phần diện tích của ván khuôn thép định hình và sau đó sẽ sử dụng cốp pha gỗ cho các phần diện tích còn lại.
- Trong trường hợp khu vực xung quanh chu vi của sàn có ván diềm thì lúc này, ván diềm sẽ được dùng để liên kết với con đỉa vào phần thành cốp pha dầm cùng với dầm đỡ của cốp pha dầm.
Những lưu ý khi thi công dầm sàn
- Phải đảm bảo được các yếu tố kỹ thuật cũng như chất lượng, độ an toàn, độ bền khi sử dụng.
- Để đảm bảo các vật dụng có kích cỡ như nhỏ, lớn, mỏng, dày và tính chất phù hợp với công trình, cần chú trọng khâu lựa chọn sắt sao cho khi ráp lại đạt các yêu cầu kỹ thuật của công trình.
- Trong quá trình lắp đặt yêu cầu đúng với khoảng cách và các chi tiết trong bản vẽ. Trước khi đưa lên khuôn, người thợ cần kiểm tra chặt chẽ lại lần nữa tại các vị trí đặt và móc nối với nhau, đồng thời vệ sinh kỹ những chỗ chưa sạch để đảm bảo khi đổ bê tông sẽ có độ bám dính tốt nhất.
- Công tác kiểm tra cần thực hiện nghiêm chỉnh trong mọi khâu từ cốp pha, giàn giáo, các luồn dây điện, sắt thép, các điểm nối. Nếu thiết bị gặp vấn đề hoặc gấp khúc, trùng nhau tại các điểm nối thì cần phải tiến hành khắc phục ngay.
- Kiểm tra kỹ các vật dụng cũng như máy móc trước khi xây dựng để đảm bảo công năng ổn định phục vụ tốt cho công tác thi công.
- Để tránh những rủi ro hoặc tổn thất không mong muốn, cần thực hiện đầy đủ các bước theo quy trình, không nên gấp rút, đốt cháy giai đoạn.
- Thực hiện các bước bảo dưỡng và kiểm tra chất lượng cần thiết của các vật dụng sau khi thi công để có thể sử dụng phục vụ cho các công trình tiếp theo, nhằm tiết kiệm chi phí tối đa.
Phần 4: Quy trình tháo dỡ cốp pha dầm sàn
Quy trình tháo dỡ cốp pha dầm sàn
Để tháo dỡ cốp pha dầm sàn cần thực hiện quy trình sau:
- Cần giữ lại toàn bộ các đà giáo, cột chống ở tấm sàn có vị trí nằm sát phía dưới tấm sàn chuẩn bị đổ bê tông.
- Tiến hành việc tháo dỡ theo từng phần cột chống cốp pha của lớp sàn phía dưới và chỉ giữ lại những cột chống cách nhau kích thước 3m nằm dưới các dầm có đoạn nối không được nhỏ hơn 4m.
- Nếu không có hướng dẫn đặc biệt từ thiết kế, các phần cốp pha đà giáo chịu lực trong kết cấu (bao gồm đáy dầm, cột chống, sàn) sẽ được tháo dỡ khi bê tông đạt 50% cường độ sau 7 ngày đối với các bản dầm, vòm có khẩu độ nhỏ hơn 2m, 70% cường độ sau 10 ngày đối với các bản, dầm, vòm có khẩu độ từ 2-8m, và 90% cường độ đối với các bản dầm, vòm có khẩu độ lớn hơn 8m.
Những lưu ý khi tháo dỡ cốp pha dầm sàn
Khi khối bê tông bắt đầu đạt đến cường độ đủ sức để chịu được trọng lực của các vật nằm phía trên nó thì đây chính là thời điểm thích hợp để tiến hành việc tháo cốp pha dầm sàn.
Công tác thi công tháo dỡ cốp pha yêu cầu sự cẩn thận và kỹ lưỡng trong moi khâu để tránh việc gây ra các ứng xuất bất ngờ dẫn đến va chạm mạnh làm ảnh hưởng đến kết cấu của khối bê tông.
Lưu ý tuyệt đối không được tự tiện tháo dỡ cốp pha dầm sàn khi chưa đạt các tiêu chuẩn như khả năng chịu lực và độ cứng nhất định.
Đối với trường hợp cần tháo dỡ cốp pha dầm sàn sớm hơn dự định thì việc tháo dỡ sẽ phải dùng đến gậy chống, như là một biện pháp chống, nâng khối bê tông để đảm bảo kết quả vẫn giữ nguyên vẹn được hình dạng khối bê tông.
Phần 5: Lời kết
Đến đây chắc hẳn bạn đã nắm được khái niệm cốp pha dầm và các bước thi công coppha dầm sàn sao cho đúng kỹ thuật, đây cũng là yếu tố quan trọng cần nắm vững như một kiến thức xây dựng cần thiết.
Liên hệ ngay với Xây dựng Kiến Xanh để được tư vấn và hỗ trợ nếu bạn vẫn còn thắc mắc hoặc phân vân trong bất cứ vấn đề liên quan đến lĩnh vực xây dựng nhé.
Bài viết liên quan:
- Cốp pha cột là gì? Hướng dẫn Lắp ghép cột Tròn và Vuông [CHI TIẾT]
- Dầm là gì? Những Lưu ý khi đặt Dầm nhà mà bạn Cần biết [NÊN ĐỌC]
- Sàn Không Dầm là gì? Hướng dẫn thi công Sàn Phẳng Không Dầm [CHI TIẾT]