Việc thiết kế và thi công cốp pha cột phải được thực hiện đúng kỹ thuật, tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn của ngành xây dựng để đảm bảo tính an toàn và chất lượng của công trình.
Trong bài viết này, Xây dựng Kiến Xanh sẽ cung cấp cho bạn thông tin từ A-Z về cốp pha cột là gì và hướng dẫn lắp ghép chi tiết cột tròn và vuông nhé.
Phần 1: Cốp pha Cột là gì?
Cốp pha cột (Coppha cột) còn được gọi là cốp pha xây dựng, là một loại khuôn dùng để đúc bê tông thường được gia công bằng gỗ hoặc kim loại và qua quá trình xử lý sẽ tạo ra hình thù cho các kết cấu trong công trình bê tông.
Trong hệ thống của cốp pha cột chứa nhiều thiết kế với đa dạng các kích cỡ mô-đun khác nhau để tạo thành hình dạng của các cột (tròn, vuông) như đã được thấy trong các như dự án xây dựng dân dụng hoặc các tòa tháp thuộc khu dân cư, khối văn phòng và một số trung tâm thương mại.
Coppha cột có thể có một kích thước cố định hoặc được thay đổi phụ thuộc vào phạm vi và tính chất yêu cầu của dự án.
Phần 2: 2 loại Cốp Pha Cột phổ biến hiện nay
Cốp Pha Cột vuông
Coppha cột vuông có cấu tạo được ước tính bằng 4 tấm ván khuôn được liên kết lại với nhau và chúng tạo thành một trụ có hình vuông khép kín nhằm giúp quá trình đổ bê tông được thuận tiện và dễ dàng hơn.
Được thông qua các phụ kiện có tính liên kết tương ứng gồm chốt sâu, chốt a, ty ren tán chuồn, thanh giằng, vuông góc, gông cột và một số loại khác.
Cốp Pha Cột tròn
Đây là loại cốp pha có cấu tạo bao gồm hai mảnh có hình dáng bán nguyệt được ghép lại với nhau với kích thước:
- Phần mặt tole: Là 2mm
- Phần khung xương: Có V4 độ dày khoảng 4mm
- Cốp pha định hình với dạng cột tròn
5 bước lắp ghép cốp pha cột tiêu chuẩn
Bước 1: Tiến hành việc xác định dò tìm tim cột và trục cột bằng thiết bị kinh vĩ tuyến.
Bước 2: Lắp ráp và dựng cốt thép.
Bước 3: Lắp dựng các ván khuôn cột và tiến hành đổ bê tông.
Bước 4: Đợi khi bê tông đã đông cứng hoàn toàn sẽ thực hiện việc tháo dỡ ván khuôn.
Bước 5: Trang trí và bắt đầu hoàn thiện cột.
LIÊN HỆ NGAY với Xây dựng Kiến Xanh để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ các dịch vụ và nhận ƯU ĐÃI LỚN ngay hôm nay.
Xây nhà trọn gói | Sửa nhà Trọn gói |
Xây nhà Cấp 4 | Cải tạo nhà Cấp 4 |
Xây dựng Biệt thự | Cải tạo nhà 2 tầng cũ |
Xây nhà 2 Tầng | Cải tạo nhà 3 tầng |
Xây nhà 3 Tầng | |
Xây nhà 4 Tầng |
Phần 3: Tính toán cốp pha cột chuẩn xác
Bước tính toán cốp pha sẽ được thực hiện trước khi lắp ghép coppha cột để đảm bảo chiều cao, tiết diện cũng mọi thông số kỹ thuật được tính một cách hợp lý và sắp xếp theo đúng với quy trình yêu cầu.
Với công thức tính chiều cao cốp pha:
Cốp pha = chiều dài của dầm – chiều cao của sàn, phải đảm bảo tiết diện của cột lớn hơn so với dầm và cột cần tính với hết chiều dài của chúng.
Với công thức tính tiết diện cốp pha:
Yêu cầu tiết diện cột không được lớn hơn tiết diện của dầm.
Bằng cách lấy kích thước chiều dài trừ đi kích thước chiều cao dầm và sàn đến hết phần mép dưới dầm sẽ cho ra được kích thước của cột.
Với cách tính thanh chống và xà gồ:
Bạn cần nắm rõ tải trọng của coppha sàn và cả số trọng lượng của xà gồ.
Phần 4: Hướng dẫn Chi tiết lắp ghép cốp pha cột Tròn và Vuông
Đối với Cốp pha cột vuông
Cốp pha Cột vuông nhỏ
Với cốp pha có cột vuông nhỏ thì yêu cầu tiết diện phải có thông số từ 300 đổ xuống.
Cách đổ bê tông sẽ được thực hiện bằng tay và trộn ngay tại công trường đổ.
Thường được sử dụng nhiều trong các dự án xây dựng biệt thự hay nhà phố.
Cốp pha thường được đúc sẵn ở hình dạng hộp ba mặt kèm theo kích thước theo kế hoạch đề ra và chúng được gắn vào phần hộp cột.
Các mặt còn lại sẽ được gắn từ từ theo quy trình đổ đến đâu gắn cốp pha đến đó và phải đảm bảo khoảng cách giữa mỗi lớp dao động từ 30 đến 50cm.
Cốp pha Cột vuông lớn
Về coppha cột lớn thì thường có tiết diện là 300 trở lên và đổ bê tông bằng cách sử dụng vòi đầm dùi.
Tiến hành đóng bê tông với bốn mặt của cột và dùng ty ren để tán chuồn hoặc lấy thanh gông để gông cột.
Yêu cầu khoảng cách giữa các gông sẽ dao động từ 40 đến 60cm.
Đối với Cốp pha cột tròn
Cốp pha định hình
Coppha định hình thường được chế tạo từ chính các khuôn định hình và số liệu dựa trên các thông số kích thước tiêu chuẩn, nên khi thực hiện việc ghép và liên kết lại cốp pha thường rất dễ dàng.
Cốp pha phi tiêu chuẩn
Đối với loại cốp pha có kích thước không thuộc một tiêu chuẩn nào thì việc tiến hành gồm hai giải pháp:
- Sử dụng cốp pha được phủ phim: Với trụ tròn được ghép với nhau bằng nhiều tấm thẳng nhỏ
- Thực hiện gia công theo kết cấu riêng: Có thể đặt và yêu cầu gia công tại các công xưởng chuyên sản xuất.
Phần 5: Hướng dẫn đổ Cốt pha cột bê tông nhà phố bằng cách thủ công
Cột thường có cấu tạo theo chiều phương thẳng đứng và chịu nén để truyền trọng lực xuống móng cột, thế nên trước khi tiến hành việc thi công cột cần chắc chắn rằng các bê tông móng cột đã rắn hoàn toàn và độ đông cứng đủ an toàn để chịu tải cho cả công trình.
Việc đầu tiên cần làm là vệ sinh sạch sẽ phần bê tông nằm ở giữa cốt thép, sau đó dùng xi măng pha loãng dội nước vào nhằm mục đích liên kế giữa lớp bê tông cũ và phần bê tông mới.
Đối với các cột có một mặt tiếp giáp với phía tường nhà bên cạnh, bạn cần sử dụng tấm xốp hoặc tấm bạt để thay cho coppha đáy vì nếu tiến hành đóng một tấm cốp pha vào khu vực đáy thì công tác tháo gỡ sau này sẽ rất khó khăn.
Tiến hành dùng máng đổ để chủ đích đưa bê tông vào cột và đảm bảo chiều cao rơi tự do của phần bê tông không nhiều hơn 2m.
Sau khi đổ bê tông được thực hiện xong thì tiếp theo đến công đoạn đầm bê tông theo chiều phương thẳng đứng.
Yêu cầu thời gian đầm là khoảng 20 đến 40 giây và trong quá trình đầm cần chú ý tránh làm lệch cốt thép.
Phần 6: Lắp dựng ván khuôn cột theo cách đổ trụ bê tông không bị rỗ
Khi lắp dựng ván khuôn cột phải chú ý đảm bảo chính xác vị trí chân cốp pha để khi tiến hành bước đổ bê tông sẽ không bị các tình trạng như phình, nghiêng, xô lệch.
Nên thực hiện đặt trước ở công xưởng chuyên sản xuất và lắp ráp sẵn theo yêu cầu kích thước của cấu trúc cột đối với ván khuôn có cột tròn.
Phần 7: Những Ưu điểm của coppha cột
Một trong những ưu điểm đầu tiên là tốc độ nhanh chóng và có hiệu quả cao trong lĩnh vực xây dựng.
Bởi sự đơn giản của quy trình lắp ráp và tháo gỡ mà yêu cầu của lao động lành nghề được giảm bớt.
Riêng các dạng cột có kết cấu kim loại được xem là dễ dựng và lắp ráp hơn so với các loại cốp pha truyền thống.
Ưu điểm tiếp theo là bề mặt bê tông có chất lượng cao đảm bảo tính an toàn cho công trình.
Kết cấu kỹ thuật cao trong hệ thống của cốp pha cột tính kim loại cho phép thực hiện điều chỉnh và mang lại độ chính xác cao.
Phần 8: Những điểm lưu ý khi thi công Cốp pha cột
Một số lưu ý ở hình thức của cột thường được thiết kế để bảo đảm áp lực bê tông cụ thể.
Ở tỷ lệ phần vị trí của bê tông phải được điều chỉnh để giữ cho áp suất bê tông luôn nằm trong giới hạn quy định.
Đừng quên cốp pha định hình sẽ được thiết kế trực tiếp tại công xưởng chuyên dụng có đầy đủ kỹ năng và quy trình chuẩn để tránh việc dịch chuyển gây tình trạng mất vữa trong quá trình thực hiện bê tông hóa.
Phần 9: Lời kết
Hình dạng các cột đa dạng và cách lắp ghép cốp pha cột cần được thực hiện theo tiêu chuẩn của lĩnh vực xây dựng, việc tự ý thi công không đúng quy cách sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng cho toàn bộ công trình.
Đội ngũ Xây dựng Kiến Xanh là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công sẽ mang đến cho bạn dịch vụ xây dựng chất lượng nhất!
Bài viết liên quan:
- Dầm là gì? Những Lưu ý khi đặt Dầm nhà mà bạn Cần biết [NÊN ĐỌC]
- Sàn Không Dầm là gì? Hướng dẫn thi công Sàn Phẳng Không Dầm [CHI TIẾT]
- Đài móng là gì? Hướng dẫn Bố trí kết cấu Thép đài Móng Cọc [CHI TIẾT]