Diện tích Sàn Xây dựng là gì và Cách tính diện tích sàn xây dựng như thế nào?
Từ diện tích sàn xây dựng được xác định, chủ đầu tư có thể xác định được các yếu tố như nguyên vật liệu, nhân công,… và dự toán được ngân sách cần thiết.
Cùng Kiến Xanh tìm hiểu về Diện tích sàn xây dựng cùng cách tính toán chính xác nhất cho không gian sống của bạn ngay tại bài viết sau!
Phần 1: Định nghĩa Diện tích sàn xây dựng là gì?
Diện tích sàn là tổng diện tích của tất cả các sàn trong một công trình xây dựng.
Bao gồm cả cầu thang, tầng mái, tầng hầm, ban công, sàn tầng, tầng tum, và diện tích trong ngoài lề của các tầng thuộc hệ thống tường bao.
Tính toán diện tích sàn xây dựng rất quan trọng trước khi bắt đầu bất kì công trình nào.
Khi xem bản vẽ chi tiết của một công trình xây dựng, nếu bạn thấy ký hiệu GFA (Gross Floor Area), đó chính là viết tắt của thuật ngữ diện tích sàn.
Diện tích sàn không chỉ được sử dụng trong thiết kế các công trình lớn mà còn được áp dụng trong thiết kế nhà, nội thất và cả trong quá trình bàn giao công trình.
Phần 2: 4 ý nghĩa Quan trọng của Diện tích sàn Xây dựng
Diện tích sàn là một yếu tố quan trọng trong thiết kế, xây dựng và quản lý các công trình.
Việc tính toán và quản lý diện tích sàn xây dựng có nhiều ý nghĩa quan trọng như sau:
1. Xác định được chi phí xây dựng
Diện tích sàn xây dựng là một trong những yếu tố giúp bạn xác định được ngân sách cho một công trình xây dựng.
Việc tính toán diện tích sàn đúng cách sẽ giúp bạn xác định chi phí xây dựng và quản lý tài chính hiệu quả hơn.
2. Đảm bảo tính An toàn cho công trình
Diện tích sàn xây dựng cũng ảnh hưởng đến việc xác định lực chịu tải và kết cấu của công trình.
Việc tính toán diện tích sàn đúng cách sẽ đảm bảo tính an toàn cho công trình và người sử dụng.
3. Quản lý vật liệu, không gian hiệu quả
Tính toán diện tích sàn xây dựng đúng cách cũng giúp quản lý vật liệu, tài nguyên sẵn có hiệu quả hơn.
Nhờ đó, chủ đầu tư có thể tối ưu hóa việc sử dụng không gian và giảm thiểu lãng phí vật liệu, tài nguyên.
4. Đáp ứng yêu cầu pháp lý
Diện tích sàn xây dựng còn là một yếu tố quan trọng để đáp ứng các yêu cầu pháp lý về xây dựng.
Việc tính toán diện tích sàn đúng cách sẽ giúp công trình đáp ứng đầy đủ các quy định pháp lý.
Vì vậy, việc tính toán và quản lý diện tích sàn xây dựng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thiết kế, xây dựng và quản lý các công trình xây dựng.
LIÊN HỆ NGAY với Xây dựng Kiến Xanh để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ các dịch vụ và nhận ƯU ĐÃI LỚN ngay hôm nay.
Xây nhà trọn gói | Sửa nhà Trọn gói |
Xây nhà Cấp 4 | Cải tạo nhà Cấp 4 |
Xây dựng Biệt thự | Cải tạo nhà 2 tầng cũ |
Xây nhà 2 Tầng | Cải tạo nhà 3 tầng |
Xây nhà 3 Tầng | |
Xây nhà 4 Tầng |
Phần 3: Cách tính diện tích sàn xây dựng trong giấy phép xây dựng
Diện tích sàn xây dựng = Diện tích sàn sử dụng + Các loại diện tích khác như tầng hầm, tầng mái, ban công,…
Trong trường hợp căn nhà có nhiều không gian sử dụng khác nhau, ta chỉ cần cộng tổng các diện tích đó để ra được diện tích sàn xây dựng.
Trong đó :
Diện tích sàn
Nếu phải phát sinh lợp mái ngói sau khi đã đổ bê tông sàn, thì phải tính thêm 30-50% giá trị của sàn.
Phần có mái che phía trên được tính 100% diện tích, nếu không có mái che, diện tích sàn được tính là 50%.
Nếu diện tích sàn dưới 4m2,công thức diện tích sàn xây dựng là gì như cũ; trên 4m² tính 70% diện tích; và trên 8m2 tính 50% diện tích.
Các ô trống trong nhà.
Phần gia cố nền đất yếu
Phần gia cố cho nền đất yếu sẽ được tính 20% diện tích khi thực hiện đổ bê tông cốt thép.
Có thể sử dụng gỗ hoặc cốt thép theo nhu cầu.
Phần móng
Tính 30% diện tích đối với loại móng đơn.
Tính 35% diện tích đối với móng cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi.
Tính 50% diện tích với dạng móng băng.
Phần tầng hầm
Tính diện tích cho hầm có độ sâu dưới 1.5m so với mức đỉnh ram hầm với tỷ lệ 150%.
Tính diện tích cho hầm có độ sâu dưới 1.7m so với mức đỉnh ram hầm với tỷ lệ 170%.
Tính diện tích cho hầm có độ sâu dưới 2.0m so với mức đỉnh ram hầm với tỷ lệ 200%.
Đối với hầm có độ sâu lớn hơn 3.0m so với mức đỉnh ram hầm, sẽ tính diện tích theo phương pháp riêng.
Phần sân
Tính 50% diện tích khi sân > 40m² đổ cột, gạch nền, đà kiềng, tường rào.
Tính 70% diện tích khi phần sân < 40m² đổ cột, gạch nền, đà kiềng, tường rào.
Tính 100% diện tích khi phần sân < 20m² đổ cột, gạch nền, đà kiềng, tường rào.
Phần mái
Đối với phần mái được làm bằng bê tông cốt thép mà không được lát gạch thì sẽ tính 50% diện tích của phần mái.
Nếu mái được làm bằng bê tông cốt thép và được lát gạch, thì sẽ tính 60% diện tích phần mái.
Đối với mái bằng bê tông dán ngói, sẽ tính 85% diện tích nghiêng của phần mái.
Nếu mái được làm bằng ngói và có kèo sắt, thì sẽ tính 60% diện tích nghiêng của phần mái.
Với mái tôn, sẽ tính 30% diện tích của phần mái vào diện tích xây dựng.
Phần 4: Lời kết
Như vậy, trong bài viết này chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm diện tích sàn xây dựng là gì và cách tính diện tích sàn xây dựng chi tiết.
Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc hiểu rõ hơn về diện tích sàn xây dựng và các yếu tố liên quan đến việc tính toán diện tích sàn.
Liên hệ ngay với Kiến Xanh để được tư vấn và nhận được những ƯU ĐÃI ngay hôm nay.
Bài viết liên quan:
- Mật độ Xây dựng là gì và Tổng hợp Kiến thức liên quan [DỄ HIỂU]
- Chỉ giới Xây dựng là gì? Cách kiểm tra Chỉ giới Xây dựng [ĐƠN GIẢN]
- Chỉ giới Đường đỏ là gì? Hướng dẫn xin Chỉ giới Đường đỏ [CHI TIẾT]